Hiện nay, quy định liên quan đến thủ tục làm phù hiệu xe container, phù hiệu xe đầu kéo được quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định 86/2014/NĐ-CP, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT, Thông tư 60/2015/TT-BGTVT. Tuy nhiên, từ ngày 01/4/2020, Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định trên có hiệu lực, theo đó, thủ tục làm phù hiệu có thể thay đổi. Song, khi chưa có văn bản thay thể, thủ tục này vẫn được thực hiện theo quy định của các văn bản cũ.
Theo quy định pháp luật, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”; xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”. Khi đó, xe có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” được vận chuyển công-ten-nơ và hàng hóa khác. Xe có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” không được vận chuyển công-ten-nơ.
1. Quy định pháp luật về phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”
Hình minh họa
Kiểu (phông) chữ và cỡ chữ
Nội dung | Kiểu chữ | Chiều cao chữ (chưa có dấu) |
Chiều rộng chữ |
“Số………./………” | Times New Roman | Cỡ chữ 16 – 18 | |
“XE CÔNG-TEN-NƠ” | Times New Roman (in hoa) kéo dãn |
20 mm ± 3 mm | 15 mm ± 3 mm |
“Đơn vị:”
“Biển đăng ký: “Có giá trị đến” |
Times New Roman | Cỡ chữ 16 – 18 |
Kính thước phù hiệu
- Chiều dài: Ddài = 200 mm ± 20 mm
- Chiều cao: Ccao = 100 mm ± 15 mm
Màu sắc của phù hiệu
- Phù hiệu sử dụng cho xe chạy cự ly lớn hơn 300 km: Khung viền và chữ màu đỏ đậm, nền màu xanh nhạt in chìm hình một chiếc xe công-ten-nơ.
- Phù hiệu sử dụng cho xe chạy cự ly đến 300 km: Viền và chữ màu xanh đậm, nền mầu hồng nhạt có in chìm hình một chiếc xe công-ten-nơ.
2. Quy định pháp luật về phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”
Hình minh họa
Kiểu (phông) chữ và cỡ chữ
Nội dung | Kiểu chữ | Chiều cao chữ (chưa có dấu) | Chiều rộng chữ |
“Số ………./………” | Times New Roman | Cỡ chữ 16 – 18 | |
“XE ĐẦU KÉO” | Times New Roman (in hoa) kéo dãn | 20 mm ± 3 mm | 15 mm ± 3 mm |
“Đơn vị:”
“Biển đăng ký: “Có giá trị đến” |
Times New Roman |
Cỡ chữ 16 – 18
|
Kính thước phù hiệu
- Chiều dài: Ddài = 200 mm ± 20 mm.
- Chiều rộng: Crộng = 100 mm ± 15 mm.
Màu sắc của phù hiệu
- Phù hiệu sử dụng cho xe chạy cự ly lớn hơn 300 km: Khung viền và chữ màu đỏ đậm, nền màu xanh nhạt in chìm hình một chiếc xe đầu kéo không kéo theo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc.
- Phù hiệu sử dụng cho xe chạy cự ly đến 300 km: Khung viền và chữ màu xanh đậm, nền mầu hồng nhạt có in chìm hình một chiếc xe đầu kéo không kéo theo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc.
3. Thủ tục làm phù hiệu xe
Thủ tục làm phù hiệu xe container, phù hiệu xe đầu kéo được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ để nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải.
Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký. Thủ tục xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải được quy định như sau:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải theo mẫu quy định gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký phải có trách nhiệm xác nhận và gửi tới Sở Giao thông vận tải nơi đề nghị qua fax hoặc email, bản chính được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp không xác nhận, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau khi xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký thực hiện gỡ bỏ phương tiện đã xác nhận khỏi hệ thống thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu thực hiện cập nhật phương tiện kể từ khi cấp phù hiệu, biển hiệu cho phương tiện.
- Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.
Bước 2: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
- Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không thực hiện đúng các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, chỉ được cấp phù hiệu sau khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình.
Nhìn chung thủ tục làm phù hiệu xe container, phù hiệu xe đầu kéo khá đơn giản, tuy nhiên những đơn vị kinh doanh vận tải có số lượng xe lớn hoặc có định hướng mở rộng kinh doanh trong tương lai nên tìm đến các cơ sở làm dịch vụ uy tín để việc thực hiện thủ tục hành chính được đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí. Với thành tích đã đạt được của mình, ACC luôn đảm bảo đem lại cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ đảm bảo, hồ sơ cần cung cấp đơn giản, gọn nhẹ, thời gian thực hiện thủ tục nhanh chóng.